Bệnh trĩ nội là tình trạng các tĩnh mạch trong hậu môn và trực tràng dưới bị sưng tấy. Các búi trĩ được tạo thành do có áp lực và kích thích lên thành tĩnh mạch hậu môn, trực tràng. Vậy, bệnh trĩ nội có mấy cấp độ và dấu hiệu nhận biết từng cấp độ trĩ nội như thế nào, cùng tìm hiểu nhé!
Dấu hiệu nhận biết trĩ nội
Trĩ nội là hiện tượng các tĩnh mạch phình to, căng sưng ở bên trong hậu môn, bắt đầu từ trên đường lược (gọi là đám rối trực tràng trong). Trĩ nội ít gây đau đớn, búi trĩ nằm bên trong nên thường không gây khó khăn, bất tiện cho người bệnh. Tuy nhiên, do không nhìn thấy nên người bệnh khó phát hiện sớm, dễ dẫn tới tình trạng nặng, búi trĩ to hoặc sa ra ngoài hậu môn.
Các dấu hiệu nhận biết của trĩ nội thường gặp là:
- Ra máu khi đi đại tiện.
- Có chất nhầy trong quần lót hoặc trên giấy lau sau khi đi ngoài.
- Đau quanh hậu môn, đặc biệt khi đại tiện.
- Ngứa rát hậu môn.
- Búi trĩ sa ra ngoài hay cảm giác búi trĩ treo lủng lẳng trong ruột.

Trĩ nội có mấy cấp độ? Cách điều trị từng cấp độ trĩ nội
Trĩ nội có 4 cấp độ. 4 cấp độ này được chia ra dựa theo các triệu chứng và độ sa búi trĩ của bệnh nhân. Cụ thể như sau:
Trĩ nội cấp độ 1 – Đại tiện ra máu
Trĩ nội cấp độ 1 là giai đoạn đầu tiên, các tĩnh mạch ở hậu môn, trực tràng co giãn và sưng tấy tạo thành búi trĩ. Búi trĩ có kích thước nhỏ, nằm hoàn toàn trong trực tràng và chưa bị sa ra ngoài. Dấu hiệu nhận biết của trĩ nội cấp độ 1 là đại tiện ra máu, giai đoạn này thường ít đau đơn, khó chịu nên không ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt của người bệnh.
Cấp độ 1 là giai đoạn sớm nhất của bệnh nên ít biến chứng và dễ điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu chủ quan hoặc khám chậm trễ bệnh có thể tiến triển nặng và phức tạp hơn với các biểu hiện: sa nghẹt búi trĩ, hoại tử búi trĩ,… Nếu có các triệu chứng của trĩ nội cấp độ 1, hãy theo dõi và thăm khám ngay để được điều trị kịp thời.
Trĩ nội cấp độ 2 – Búi trĩ sa ra ngoài, sau đó tự hồi trở lại
Trĩ nội cấp độ 2 là giai đoạn bắt đầu có hiện tượng sa búi trĩ (búi trĩ lòi ra khỏi lỗ hậu môn). Ở giai đoạn này, lúc thường thì búi trĩ sẽ nằm gọn bên trong, khi rặn hoặc có áp lực, búi trĩ sẽ lòi ra ngoài lỗ hậu môn một ít và tự thụt vào bên trong. Ngoài sa búi trĩ, các triệu chứng của trĩ nội cấp độ 2 thường gặp là chảy máy nhỏ giọt hoặc máu cục khi đại tiện, ngứa hậu môn, táo bón, đại tiện đau rát,…
Trĩ nội cấp độ 1 chuyển sang trĩ nội cấp độ 2 sau khoảng vài tháng tùy sinh hoạt và cơ địa của bệnh nhân, tuy nhiên, nếu đã xuất hiện sa búi trĩ sẽ rất nhanh bị sa búi trĩ nặng, tắc nghẹt búi trĩ. Do đó, bệnh nhân trĩ nội cấp độ 2 nên sử dụng thuốc uống, thuốc bôi và ăn uống, sinh hoạt hợp lý để khắc phục dứt điểm tình trạng bệnh.

Trĩ nội cấp độ 3 – Sa búi trĩ phải dùng tay đẩy lên
Ở trĩ nội cấp độ 3, bệnh đã tiến triển nặng hơn, có nhiều triệu chứng gây bất tiện trong sinh hoạt cho người bệnh. Giai đoạn này búi trĩ rất hay sa ra ngoài khi đi đại tiện, ngồi xổm, làm việc nặng đứng lên ngồi xuống hay thậm chí đi lại nhiều,… Búi trĩ không tự thụt vào được, cần phải nghỉ ngơi một lúc hoặc dùng tay ấn nhẹ để búi trĩ thụt vào trong.
Bệnh nhân bị trĩ nội cấp độ 3 sẽ gặp tình trạng máu chảy nhiều khi đại tiện. Cùng với đó, búi trĩ phát triển to gây đau và khó khăn khi hoạt động, sa búi trĩ gây bất tiện trong sinh hoạt. Trĩ nội cấp độ 3 có khả năng gây nhiễm trùng, sưng tấy hậu môn, chảy máu và viêm nhiễm nặng.Trĩ nội cấp độ 3 là giai đoạn bệnh nặng, thăm khám ngay bác sĩ để có phương pháp điều trị và can thiệp phù hợp tránh bệnh chuyển nặng và biến chứng nguy hiểm.
Trĩ nội cấp độ 4 – Cảnh báo có thể thắt nghẹt hoặc hoại tử búi trĩ
Giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh là trĩ nội cấp độ 4. Ở trĩ nội độ 4, kích thước búi trĩ tăng lên, búi trĩ to và sưng tấy gây ngứa ngáy, khó chịu. Kích thước lớn khiến búi trĩ gần như nằm ngoài ống hậu môn và không thể dùng tay đẩy vào. Búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài kể cả không rặn khiến bệnh nhân bất tiện trong sinh hoạt, đau đơn và có thể chảy máu do cọ xát khi hoạt động.
Triệu chứng phổ biến của trĩ nội cấp độ 4 còn kể đến như chảy máu nhiều gây thiếu máu, hậu môn tiết dịch nhầy, ẩm ướt gây nhiễm trùng,… Ngoài ra, một số biến chứng khác có thể gặp phải như nứt kẽ hậu môn, hoại tử búi trĩ, áp xe hậu môn hay nặng hơn là ung thư trực tràng.
Khi bị trĩ nội cấp độ 4, không thể điều trị bằng thuốc uống hay thuốc bôi, cần thăm khám bác sĩ ngay để được can thiệp phẫu thuật kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm.

Phòng ngừa và làm giảm cấp độ của bệnh trĩ nội
Búi trĩ được hình thành do áp lực tác dụng lên thành tĩnh mạch hậu môn lâu ngày và không đồng đều. Do đó, sự phát triển búi trĩ cũng như tiến chuyển các cấp độ của bệnh trĩ phụ thuộc nhiều vào thói quen sinh hoạt và ăn uống. Tham khảo các lưu ý sau để phòng ngừa và giảm cấp độ của bệnh trĩ nội:
- Uống đủ nước và bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ.
- Sử dụng giấy vệ sinh mềm, ẩm.
- Luyện tập thể dục thường xuyên.
- Sử dụng thuốc bôi để làm dịu, mềm hậu môn.
- Tránh rặn, ngồi lâu khi đại tiện.
- Giảm uống rượu, caffein để tránh táo bón.
- Sử dụng kem bôi Presto Gel để giảm đau, ngứa rát và khó chịu do trĩ.
Nhìn chung, các cấp độ của trĩ nội được phân biệt rất rõ ràng với các triệu chứng tăng dần. Bệnh trĩ nội gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt, vậy nên, cần xây dựng thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh để phòng ngừa và giảm cấp độ của trĩ nội. Nếu đã có những dấu hiệu thuộc 1 trong 4 cấp độ của trĩ nội, hãy theo dõi sức khỏe thường xuyên và thăm khám bác sĩ kịp thời.
Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi: “Trĩ nội có mấy cấp độ?”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, xin mời gọi vào số hotline để chuyên gia của chúng tôi có thể tư vấn kịp thời.