Tư vấn02466 528 656

  • Điểm bán
  • Trang chủ
  • Về PRESTO GEL
    • PRESTO GEL
    • Nghiên cứu PRESTO GEL
    • Sách giới thiệu PRESTO GEL
    • Hướng dẫn sử dụng
  • Tổng quan bệnh trĩ
    • Bệnh trĩ ngoại
    • Bệnh trĩ nội
    • Bệnh trĩ hỗn hợp
    • Nứt kẽ hậu môn
    • Trĩ khi mang thai
  • Dinh dưỡng
  • Phương pháp điều trị
  • Kho ảnh
  • Cam Kết
Menu
  • Trang chủ
  • Về PRESTO GEL
    • PRESTO GEL
    • Nghiên cứu PRESTO GEL
    • Sách giới thiệu PRESTO GEL
    • Hướng dẫn sử dụng
  • Tổng quan bệnh trĩ
    • Bệnh trĩ ngoại
    • Bệnh trĩ nội
    • Bệnh trĩ hỗn hợp
    • Nứt kẽ hậu môn
    • Trĩ khi mang thai
  • Dinh dưỡng
  • Phương pháp điều trị
  • Kho ảnh
  • Cam Kết
Trang chủ Tổng quan bệnh trĩ Bệnh trĩ hỗn hợp Trĩ hỗn hợp đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Trĩ hỗn hợp đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Đi ngoài ra máu là một dấu hiệu điển hình trong trĩ hỗn hợp. Vậy trĩ hỗn hợp đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? Làm thế nào để giải quyết vấn đề này, hãy cùng theo dõi bài viết để có câu trả lời.

Dấu hiệu đi ngoài ra máu trong trĩ hỗn hợp

Trĩ hỗn hợp là gì?

Trĩ hỗn hợp là một biến thể gồm cả các búi trĩ trong và ngoài hậu môn. Các búi trĩ nội sa xuống, kết dính với khối trĩ ngoại bên ngoài, tạo thành 1 khối kéo dài từ ống hậu môn ra bên ngoài hậu môn, gọi là khối trĩ hỗn hợp. Đây là tình trạng phức tạp nhất trong các thể bệnh trĩ.

Triệu chứng đi ngoài ra máu trong trĩ hỗn hợp

Bệnh trĩ chảy máu xảy ra ngay từ trĩ cấp độ 1 và xuyên suốt toàn bộ quá trình bị bệnh. Diễn biến xảy ra như sau:

Trĩ hỗn hợp độ 1: Đây là giai đoạn hình thành búi trĩ. Búi trĩ nội bên trong làm máu ở hậu môn chảy lẫn với phân khi đi đại tiện, người bệnh có thể thấy máu trên giấy. Cùng lúc đó, búi trĩ ngoại cũng làm bệnh nhân có cảm giác ngứa ngáy, cộm và không thoải mái ở vùng hậu môn.

Trĩ hỗn hợp độ 2: Dấu hiệu nặng hơn. Máu chảy ra theo phân khi đại tiện với lượng nhiều hơn, dễ thấy hơn. Cùng với đó hậu môn bắt đầu có cảm giác đau rát, da hơi sưng, mỏng, trơn nhẵn. Vùng hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, khó chịu.

Trĩ hỗn hợp độ 3:Ở hậu môn có cảm giác rất đau do búi trĩ phát triển to và chịu sự co thắt của các cơ vòng hậu môn. Lượng máu chảy ra khi đi đại tiện có thể chảy thành giọt.

Trĩ hỗn hợp độ 4: Các búi trĩ sẽ có kích thước lớn, sa gần hết ra ngoài hậu môn, xuất hiện tình trạng xuất huyết ồ ạt mỗi khi đi đại tiện.

Trĩ hỗn hợp đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?
Trĩ hỗn hợp đi ngoài ra máu xảy ra từ cấp độ 1.

Những nguyên nhân gây đi ngoài ra máu

Nhìn chung, đi ngoài ra máu gặp trong bệnh trĩ chủ yếu do lưu thông máu kém đi, tắc nghẽn, tạo áp lực, tác động lên các mạch của trực tràng dẫn đến phình giãn và sưng động mạch. Việc này khiến thành mạch mỏng dần, có thể hình thành trĩ huyết khối dẫn đến vỡ, tổn thương các mạch máu và xuất huyết.

Bên cạnh đó, thường xuyên căng thẳng hoặc rặn khi đi đại tiện có thể dẫn đến ma sát, kích ứng và làm tổn thương bề mặt búi trĩ. Chính điều này khiến cho búi trĩ rỉ máu, nhỏ giọt khi đi đại tiện. Trường hợp nghiêm trọng, búi trĩ bị huyết khối cơ thể vỡ khi qua đầy và chảy máu.

Ngoài ra có một số yếu tố khác cũng có khả năng làm tăng nguy cơ bị trĩ đi ngoài ra máu, như:

Táo bón, tiêu chảy và đi ngoài nhiều lần trong ngày.

Thường xuyên căng thẳng trong thời gian đi đại tiện.

Mắc bệnh táo bón mãn tính.

Thói quen lười vận động, sinh hoạt không điều độ.

Chế độ ăn uống không lành mạnh, hay ăn cay, thức ăn nhiều dầu mỡ, ….

Sử dụng các chất kích thích nhiều như rượu bia, thuốc lá, ….

Mắc các bệnh viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày, …

Trĩ hỗn hợp đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Đi ngoài ra máu trong trĩ hỗn hợp là dấu hiệu có thể gặp có bất kể độ tuổi nào. Tình trạng này có thể xuất hiện ngay từ khi trĩ nhẹ. Mức độ chảy máu sẽ ngày càng nghiêm trọng ở những độ trĩ nặng.

Biến chứng khi bị trĩ hỗn hợp đi ngoài ra máu

Nhiễm trùng hậu môn: Khi mắc trĩ hỗn hợp, hậu môn sẽ sưng lên rõ rệt, nhiễm trùng và tạo ra viêm nhiễm ở niêm mạc dưới xung quanh hậu môn. Nếu tình trạng viêm nhiễm mà không được chữa trị có thể dẫn đến nguy cơ bội nhiễm, hoại tử hậu môn.

Gây đau đớn cho người bệnh: Sa trĩ nội và trĩ ngoại ở giai đoạn muộn nên bệnh gây đau đớn, viêm nhiễm hậu môn, tắc nghẽn búi trĩ… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Gây thiếu máu: Trĩ hỗn hợp thường gây ra chảy máu, lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu cục bộ. Người bệnh thường sẽ có những biểu hiện như: chóng mặt, đau đầu, hoa mắt thường xuyên…

Sa nghẹt búi trĩ: Khi búi trĩ bị sa ra ngoài, các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn có thể bị chèn ép, lượng máu bơm vào búi trĩ không thể lưu thông ra ngoài. Nếu không được chữa trị đúng cách, búi trĩ sẽ ngày càng sưng to, phù nề và có thể xuất hiện những cục máu đông.

Nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa (thường gặp ở phụ nữ).

Trĩ hỗn hợp đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?
Trĩ hỗn hợp đi ngoài ra máu có nhiều biến chứng nguy hiểm

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Bệnh trĩ chảy máu có thể xuất hiện đột ngột hoặc nhanh chóng kết thúc sau vài phút. Tuy nhiên tình trạng chảy máu hậu môn kéo dài trên 10 phút, cần phải nhanh chóng áp dụng biện pháp cầm máu, sau đó đến bệnh viện và thông báo tình trạng cho bác sĩ chuyên khoa.

Bạn nên thăm khám bác sĩ ngay nếu gặp các dấu hiệu sau:

– Đau rát liên tục

– Chảy máu liên tục từ búi trĩ

– Mỗi lần đi ngoài máu nhỏ giọt nhiều trong bồn cầu

– Búi trĩ sa ra ngoài132

– Chảy dịch thường xuyên gây ngứa nhiều

Cách điều trị trĩ hỗn hợp đi ngoài ra máu

Chế độ ăn uống

Phải tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, hãy luôn uống đủ nước (ít nhất 2 lít mỗi ngày), tránh để xảy ra tình trạng táo bón.

Không dùng nhiều các chất cay nóng như riềng, ớt, tiêu hay sả, cũng bỏ luôn những thức uống có cồn gây hại đến bệnh trĩ nói riêng và sức khỏe của chúng ta nói chung như là rượu, bia ….

Thói quen sinh hoạt

Tăng cường vận động với các bài tập nhẹ nhàng như là bơi lội hay đi bộ …

Không nên đứng quá nhiều, ngồi quá lâu, bê vác những vật quá nặng

Tạo được thói quen là đi đại tiện đều đặn và tuyệt đối không nên nhịn đi cầu khi đã mót.

Phải giữ gìn vệ sinh nơi hậu môn. Sau khi đi vệ sinh, cần rửa bằng nước ấm thay vì việc dùng giấy để lau.

Hãy thường xuyên sử dụng các sản phẩm đã được bào chế từ nguồn gốc thảo dược thiên nhiên như là rau diếp cá, rutin (chiết xuất từ hoa hòe) hay là tinh chất bột nghệ dưới các dạng meriva và magie. Việc sử dụng các sản phẩm này sẽ giúp ngăn ngừa được chứng táo bón, làm cho thành mạch bền hơn, chống viêm và làm lành nhanh những vết thương do trĩ gây ra.

Trĩ hỗn hợp đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?
Thay đổi thói quen sinh hoạt để phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ.

Kết hợp với kem bôi trĩ Presto Gel

Thành phần: Nước, Aloe barbadensis Leaf Juice Powder, triethanolamine, carbomer, pogostemon cablin leaf extract, geranium thunbergii extract

Cơ chế:

Aloe barbadensis Leaf Juice: Chiết xuất lá cây nha đam có trong Presto Gel được chiết xuất chuẩn hóa dưới dạng các chuỗi polysaccharides, tạo một lớp hàng rào bao phủ và bảo vệ các viêm nhiễm và vết nứt/ lỗ rò do bệnh trĩ. Ngoài ra lớp hàng rào ngăn chặn không cho vi khuẩn và axit độc tố trong phân xâm nhập, từ đó giúp giảm tình trạng viêm nhiễm và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương nhanh hơn, và teo búi trĩ.

Chiết xuất lá cây Pogostemon cablin và geranium thunbergii là những chất diệt khuẩn, nấm mốc tự nhiên giúp bảo quản Presto Gel mà không cần tới các hóa chất tổng hợp.

Công dụng: Presto Gel giúp điều trị nhanh chóng và hiệu quả trĩ nội, trĩ ngoại, làm lành các vết nứt ở hậu môn, sử dụng lâu dài giúp teo trĩ.

Ngoài ra, Presto gel còn làm giảm ngay tức thì các cơn đau, chảy máu, ngứa rát, khó chịu ở hậu môn dù không chứa các chất giảm đau hóa học.

Chườm lạnh

Dùng khăn lạnh hoặc túi nước đá ép trực tiếp vào vùng hậu môn trong 10 phút để làm giảm tình trạng sưng, viêm. Cách này còn giúp giảm đau và phòng ngừa chứng đại tiện ra máu tái phát. Mỗi ngày thực hiện này 2-3 lần.

Ngâm hậu môn trong nước ấm

Cách này giúp giảm đau và làm giảm kích ứng. Người bệnh tiến hành ngâm vùng hậu môn – trực tràng trong nước ấm mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 10 – 15 phút.

Phẫu thuật

Nếu bệnh nhân được phát hiện và điều trị sớm, phẫu thuật Longo là lựa chọn tối ưu với nhiều ưu điểm vượt trội, giúp điều trị dứt điểm trĩ, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn, giảm đau và ít các biến chứng so với phương pháp kinh điển.

Điều trị trĩ bằng phương pháp Longo được chỉ định trong trường hợp bị trĩ độ 2-3, thích hợp với người mắc trĩ vòng với những ưu điểm vượt trội:

Giảm đau hơn nhiều so với phương pháp cắt trĩ kinh điển do vùng phẫu thuật nằm trên đường lược của ống hậu môn, nơi ít thần kinh cảm giác

Không có vết thương hở ở hậu môn, dễ dàng chăm sóc hậu phẫu

Rút ngắn thời gian nằm viện (trung bình nằm viện 1-2 ngày) và đảm bảo tính thẩm mỹ, không có biến chứng hẹp hậu môn do sẹo, xơ.

Trường hợp trĩ mạn tính hoặc điều trị không tiến triển, các trĩ đã sa ra ngoài thường xuyên, thì phương pháp phẫu thuật kinh điển cắt búi trĩ (phương pháp Milligan – Morgan) là lựa chọn duy nhất, với nhược điểm là đau nhiều, có sẹo hở vùng hậu môn sau phẫu thuật, quá trình hồi phục kéo dài và gây bất tiện cho sinh hoạt, cũng như một số biến chứng và di chứng có thể gặp phải như chảy máu, hẹp hậu môn …

 

 

 

Bài viết liên quan

  • Nứt hậu môn có nguy hiểm không? Không được chủ quan

    05/05/2023

  • Chế độ ăn cho người bệnh trĩ

    Chế độ ăn cho người bệnh trĩ

    22/09/2023

  • Lợi ích khi tập Kegel - những ai bị trĩ không thể bỏ qua

    Lợi ích khi tập Kegel – những ai bị trĩ không thể bỏ qua

    10/11/2023

  • Chăm sóc bà bầu bị bệnh trĩ: Bị trĩ ngoại có sinh thường được không?

    Bị trĩ ngoại có sinh thường được không?

    12/06/2023

Hỏi đáp chuyên gia

Chỉ cần để lại thông tin, Chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn cho bạn!

    Thư viện ảnh

    Tin tức mới ®

    Ai dễ bị bệnh trĩ?

    Ai dễ bị bệnh trĩ?

    TOP 5 cách trị bệnh trĩ hiệu quả tại nhà

    TOP 5 cách trị bệnh trĩ hiệu quả tại nhà

    Những dấu hiệu bệnh trĩ sớm nhất để điều trị kịp thời

    Những dấu hiệu bệnh trĩ sớm nhất để điều trị kịp thời

    Bị táo bón có nguy hiểm không?

    Bị táo bón có nguy hiểm không?

    Bệnh trĩ có lây không?

    Bệnh trĩ có lây không?

    Mách bạn cách chữa bệnh trĩ hiệu quả mà không cần phải phẫu thuật

    Mách bạn cách chữa bệnh trĩ hiệu quả mà không cần phải phẫu thuật

    Top 4 dấu hiệu trĩ ở phụ nữ sớm nhất

    Nhú phì đại có nguy hiểm không?

    Nhú phì đại có nguy hiểm không?

    Bệnh trĩ ngoại là gì?

    Bệnh trĩ ngoại là gì?

    Bị trĩ có nên ăn xôi không?

    Bị trĩ có nên ăn xôi không?

    Xem thêm

    Hỗ trợ trực tuyến

    Tư vấn 24/7: 02466 528 656

    Tư vấn 24/7: 02466 528 656

    Nhắn tin ngay

    PGS.TS. Hồ Bá Do

    PGS.TS. Hồ Bá Do

    Nhắn tin ngay

    Đặt mua GEL BÔI TRĨ PRESTO GEL

    - Giá bán lẻ: 415.000 đ / tuýp

    - MUA 3 PRESTO GEL TẶNG 1 Khăn ướt không mùi Mamamy

    - Miễn phí vận chuyển khi mua từ 2 tuýp

    Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
    Presto Gel ( gel bôi trĩ 25g) (25g) 415.000đ/tuýp 830.000 đ
    Tổng 830.000 đ
    Chưa bào gồm phí vận chuyển
    * Tác dụng có thể khác nhau phụ thuộc vào cơ địa của người dùng.
    Hotline miễn cước 02466 528 656

    Thông tin công ty:

    CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM POLIPHARM VIỆT NAM

    Địa chỉ: Số 6, ngách 62, ngõ 637 Trương Định, Phường Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội

    Điện thoại: 02466 528 656

    Fanpage:

    Google map:

    • Copyright © 2022 CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM POLIPHARM VIỆT NAM | Thiết kế bởi: TRUYỀN THÔNG VIỆT