Trĩ hỗn hợp là thể trĩ phức tạp, là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Nếu không chữa trị kịp thời, trĩ hỗn hợp gây nhiều đau đớn và bất tiện trong sinh hoạt thường ngày. Vậy trĩ hỗn hợp có chữa được không? Làm thể nào để thoát khỏi tình trạng này? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Trĩ hỗn hợp là gì? Các loại trĩ hỗn hợp
Bệnh trĩ là bệnh phổ biến của người lớn, người trung tuổi. Theo số liệu khảo sát, tỷ lệ trĩ chiếm 35-50% trong cộng đồng, đặc biệt ở người lao động.
Trĩ hỗn hợp là thể trĩ bao gồm cả các búi trĩ ngoại và trĩ nội. Bệnh phát triển khi các đám rối tĩnh mạch trực tràng hậu môn bị sưng giãn quá mức, gây ra hiện tượng sung huyết, tạo thành búi trĩ riêng lẻ hoặc dính vào nhau.

Các cấp độ trĩ hỗn hợp bao gồm:
Trĩ hỗn hợp độ 1: Chảy máu ít, ngứa hậu môn, búi trĩ nhỏ
Đây là giai đoạn hình thành búi trĩ, búi trĩ nội bên trong làm máu ở hậu môn chảy lẫn với phân khi đi đại tiện, người bệnh có thể thấy được máu trên giấy sau khi đi đại tiện. Cùng lúc đó, búi trĩ ngoại cũng phát triển bên ngoài làm bệnh nhân có cảm giác ngứa ngáy, cộm và không thoải mái ở vùng hậu môn.
Trĩ hỗn hợp độ 2: Búi trĩ ở cửa hậu môn
Bước sang độ 2, những triệu chứng của độ 1 có dấu hiệu nặng hơn, máu chảy ra theo phân khi đại tiện với lượng nhiều hơn, dễ thấy hơn. Cùng với đó hậu môn bắt đầu có cảm giác đau rát, vùng da hậu môn hơi sưng, mỏng, trơn nhẵn. Vùng hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, khó chịu.
Trĩ hỗn hợp độ 3: Búi trĩ bên trong và bên ngoài phát triển
Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ tình trạng nhẹ đến tình trạng nặng, búi trĩ bên trong hậu môn phát triển, gặp búi trĩ bên ngoài hậu môn thì kết hợp thành dải trĩ dài sa ra ngoài hậu môn, có thể tự thụt vào hoặc phải dùng tay ấn búi trĩ quay trở lại hậu môn. Ở hậu môn có cảm giác rất đau do búi trĩ phát triển to và chịu sự co thắt của các cơ vòng hậu môn. Lượng máu chảy ra khi đi đại tiện có thể chảy thành giọt.
Trĩ hỗn hợp độ 4: Búi trĩ hình hoa cúc, sưng to, trầy xước.
Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất trong 4 giai đoạn, khi trĩ đã biến chứng đến độ 4, các búi trĩ sẽ có kích thước lớn, sa gần hết ra ngoài hậu môn, xuất hiện tình trạng xuất huyết ồ ạt mỗi khi đi đại tiện.
Trĩ hỗn hợp có nguy hiểm không?
Trĩ hỗn hợp bao gồm các biến chứng của cả trĩ nội và trĩ ngoại.
Nhiễm trùng hậu môn: Khi mắc trĩ hỗn hợp, hậu môn sẽ sưng lên rõ rệt, nhiễm trùng và tạo ra viêm nhiễm ở niêm mạc dưới xung quanh hậu môn. Nếu tình trạng viêm nhiễm mà không được chữa trị có thể dẫn đến nguy cơ bội nhiễm, hoại tử hậu môn.
Gây đau đớn cho người bệnh: Sa trĩ nội và trĩ ngoại ở giai đoạn muộn nên bệnh gây đau đớn, viêm nhiễm hậu môn, tắc nghẽn búi trĩ… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Gây thiếu máu: Trĩ hỗn hợp thường gây ra chảy máu, lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu cục bộ. Người bệnh thường sẽ có những biểu hiện như: chóng mặt, đau đầu, hoa mắt thường xuyên…
Sa nghẹt búi trĩ: Khi búi trĩ bị sa ra ngoài, các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn có thể bị chèn ép, lượng máu bơm vào búi trĩ không thể lưu thông ra ngoài. Nếu không được chữa trị đúng cách, búi trĩ sẽ ngày càng sưng to, phù nề và có thể xuất hiện những cục máu đông.
Nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa (thường gặp ở phụ nữ): Do âm đạo có cấu tạo gần với vùng hậu môn, do đó, nếu bệnh nhân (nữ) bị viêm nhiễm hậu môn không vệ sinh sạch sẽ, đúng cách có thể gây viêm nhiễm phụ khoa: viêm âm đạo, viêm loét cổ tử cung,…

Trĩ hỗn hợp có chữa được không?
Trị hỗn hợp có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa nhấn mạnh, bệnh nhân không được tự ý điều trị bằng thuốc tại nhà vì trĩ hỗn hợp có tính chất phức tạp, cần được điều trị dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.
Tùy theo mức độ của bệnh mà bệnh nhân được bác sĩ chỉ định sử dụng các phương pháp khác nhau. Cùng tìm hiểu xem trĩ hỗn hợp có chữa được không?
Khi bệnh ở giai đoạn nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng phương pháp điều trị nội khoa và thay đổi chế độ ăn uống bao gồm:
Uống các loại thuốc tiêu trĩ giúp co búi trĩ, kháng viêm, kháng sưng
Kết hợp sử dụng thuốc đắp/bôi lên phần trĩ nhằm làm tiêu giảm búi trĩ nhanh chóng.
Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung thêm chất xơ từ rau, củ, quả,
Uống đủ nước mỗi ngày
Tập thể dục thường xuyên từ 30 phút – 1 giờ/ ngày, 5 – 7 ngày/ tuần…
Vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn mỗi ngày, sau khi đi đại tiện
Khi bệnh ở giai đoạn trung bình, thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng thủ thuật với điểm chung là làm teo hoặc làm rụng búi trĩ
Phẫu thuật chữa bệnh trĩ hỗn hợp
Trĩ hỗn hợp có thể được điều trị phù hợp nhất là hai phương pháp PPH (cắt búi trĩ bằng tia laser rồi khâu treo) và HCPT (sóng cao tần làm đông máu quanh búi trĩ rồi cắt).
HCPT
Đây là thủ thuật sử dụng sóng điện cao để điều trị, phương pháp này ngoài trị trĩ ngoại thì còn điều trị rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn, abscess hậu môn,… Việc sử dụng sóng điện cao sẽ sản sinh ra các ion mang điện nhằm phá hủy các búi trĩ, làm đông và thắt nút mạch máu. Dùng dao điện cắt bỏ búi trĩ nhanh chóng mà không làm tổn thương các cơ quan lân cận.
Ưu điểm:
Thời gian tiến hành cắt trĩ nhanh, an toàn, không gây đau.
Không để lại sẹo và không làm hẹp hậu môn, ngoài ra còn tạo thẩm mỹ cho hậu môn.
Tỷ lệ xảy ra biến hậu phẫu là rất thấp.
Nhược điểm:
Chi phí thực hiện phẫu thuật rất cao và có thể là cao nhất trong các phương pháp khác.
Cần có bác sĩ chuyên môn cao thực hiện, nếu thực hiện không đúng kỹ thuật sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.
Phương pháp PPH
Phương pháp PPH trong điều trị trĩ không cần sử dụng đến dao mổ, các bác sĩ thực hiện cắt bỏ sẽ dùng kẹp PPH để cắt búi trĩ ra khỏi đường lược. Điều này sẽ giúp tránh được các dây thần kinh cảm giác, cắt mạch búi trĩ và loại bỏ phần niêm mạc sa phía dưới. Từ đó lượng máu được cung cấp để nuôi dưỡng búi trĩ sẽ bị mất và búi rụng dần.
Ưu điểm:
An toàn: Chức năng của vùng hậu môn sẽ không bị bất cứ ảnh hưởng xấu nào tác động. Người bệnh sẽ giảm thiểu cũng như tránh được những biến chứng hẹp hậu môn hay tình trạng hậu môn bị mất đi sự kiểm soát.
Giảm thiểu sự đau đớn: Quá trình tiến hành cắt búi trĩ này đảm bảo không gây ra sự đau đớn, tổn thương nào. Đây được coi là một trong những ưu điểm vượt trội của kỹ thuật điều trị PPH.

Khả năng hồi phục nhanh
Thời gian cắt trĩ ngắn: Thời gian phẫu thuật ngắn, chỉ từ 20 – 30 phút. Người bệnh không cần phải nằm viện lâu, chỉ 1 ngày sau cắt bỏ đã có thể xuất viện nếu không có bất cứ biến chứng gì.
Nhược điểm: Chi phí khá cao: Với việc áp dụng những thiết bị y tế hiện đại trong việc điều trị, phương pháp PPH được coi là có chi phí khá cao so với các phương pháp điều trị khác.
Các phương pháp khác
+ Tiêm xơ: Tiêm dung dịch kích thích phản ứng viêm ở lớp dưới niêm mạc nơi có các mạch trĩ để tạo tổ chức xơ sẹo, từ đó giảm sự tưới máu và cố định niêm mạc trĩ vào trong cơ thắt.
+ Thắt búi trĩ: Thắt bằng vòng cao su ở cổ búi trĩ để máu không truyền được tới búi trĩ, nhờ đó búi trĩ sẽ rụng sau 5-7 ngày.
+ Thuốc Tây:
- Thuốc tăng trương tĩnh mạch, làm bền vững thành mạch
- Thuốc chống viêm, nhuận tràng, giảm đau trong trường hợp phù nề, tắc mạch.
- Thuốc dùng tại chỗ: thuốc đạn Avenoc, kem titanoreine, thuốc mỡ Proctolog…
+ Kem bôi trĩ Presto Gel
Chiết xuất lá cây nha đam có trong Presto Gel được chiết xuất chuẩn hóa dưới dạng các chuỗi polysaccharides, tạo một lớp hàng rào bao phủ và bảo vệ các viêm nhiễm và vết nứt/ lỗ rò do bệnh trĩ. Ngoài ra lớp hàng rào ngăn chặn không cho vi khuẩn và axit độc tố trong phân xâm nhập, từ đó giúp giảm tình trạng viêm nhiễm và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương nhanh hơn, và teo búi trĩ.
Presto Gel giúp điều trị nhanh chóng và hiệu quả trĩ nội, trĩ ngoại, làm lành các vết nứt ở hậu môn, sử dụng lâu dài giúp teo trĩ.
Vậy, trĩ hỗn hợp hoàn toàn có khả năng bình phục nếu phát hiện kịp thời, có liệu pháp phù hợp và người bệnh phối hợp với bác sĩ. Nếu có dấu hiệu của trĩ, hãy lập tức đi kiểm tra bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm.