Táo bón có thể xảy ra với mọi người, mọi giới tính, mọi độ tuổi. Hiểu rõ về táo bón để có thể khắc phục kịp thời tình trạng này là điều rất cần thiết.
Táo bón là gì?
Táo bón được xếp vào danh mục bệnh lý liên quan tới đường tiêu hóa. Là tình trạng phân không đều, phân cứng, khó thải ra ngoài và gây cảm giác đau cho người bị.
Áp dụng vào thực tế, một người lớn được xác định bị táo bón nếu người đó quá 3 ngày không đi đại tiện. Còn đối với trẻ em, tần suất này sẽ kéo dài hơn, trong một tuần không thể đi đại tiện 3 lần thì em bé đó bị táo bón.
Ai dễ bị táo bón?
Theo nghiên cứu y khoa chỉ ra rằng, ai cũng có thể bị táo bón ít nhất một lần trong đời. Táo bón cũng có xảy ra phổ biến hơn ở một vài đối tượng như:
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ: Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, thói quen đi đại tiện chưa được hình thành chủ động nên vấn đề táo bón thường xảy ra.
Phụ nữ mang thai: Nội tiết tố thay đổi cũng như chế độ ăn uống nhiều chất dinh dưỡng khiến nhiều bà bầu gặp tình trạng táo bón.
Người già: Khi về già, chức năng trong cơ thể đều sẽ suy giảm trong đó có chức năng về đường ruột, đây là nguyên nhân chính gây ra táo bón ở người cao tuổi.
Dân văn phòng: Người làm việc văn phòng có đặc điểm chung là ngồi nhiều – lâu, ít vận động, ăn uống không điều độ, thường sử dụng các thức uống chứa cafein,… dẫn đến táo bón.
Nghiên cứu cũng cho thấy, nam giới có tỷ lệ mắc táo bón kém nữ giới 3 lần. Tóm lại, bất cứ ai cũng có thể bị táo bón và bạn nên chú ý tới nguyên nhân gây ra táo bón để khắc phục chúng.
Bị táo bón có nguy hiểm không?
Táo bón sẽ không được coi là bệnh lý nếu nó chỉ diễn ra và kết thúc trong vài ngày. Tuy nhiên, với những người thường xuyên bị táo bón thì nó sẽ là bệnh mãn tính và có thể biến chứng thành các bệnh nguy hiểm khác:
- Người bị táo bón khi đi đại tiện thường phải rặn nhiều, phân cứng cọ vào ống hậu môn làm kích thích tới tĩnh mạch ở hậu môn, lâu ngày dẫn đến hình thành búi trĩ, sa búi trĩ.
- Rách da ở hậu môn hay còn gọi là nứt hậu môn cũng là tình trạng thường thấy khi bị táo bón, thậm chí xuất hiện máu khi đi đại tiện.
- Tắc ruột, viêm ruột, phân áp lực: Đây là tình trạng khi phân ứ đọng trong đại tràng lâu ngày mà không được đào thải.
- Ung thư trực tràng – hậu môn: Tỷ lệ ung thư hậu môn đang ngày càng tăng cao. Phân ở hậu môn được hình thành từ những chất cặn bã, độc tố mà thận/ruột non/ruột già không hấp thụ mà đào thải và sẽ ra ngoài thông qua đại tiện. Nếu táo bón lâu ngày, phân ứ đọng làm kéo dài thời gian tiếp xúc trong niêm mạc trực tràng, từ đó khiến viêm và tổn thương hậu môn – trực tràng, hình thành bệnh ung thư.
Ngoài ra, táo bón cũng làm giảm sức đề kháng của con người, nhất là trẻ nhỏ. Nó sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, khả năng hấp thu dinh dưỡng, người chán ăn mệt mỏi thậm chí sốt cao, ngủ không ngon giấc.
Nguyên nhân dẫn đến táo bón
Trong y học táo bón cũng được chia thành 2 nhóm là táo bón thứ phát và táo bón nguyên phát. Với mỗi nhóm bệnh táo bón sẽ có nguyên nhân gây bệnh riêng.
Nguyên nhân dẫn đến táo bón nguyên phát
Táo bón nguyên phát có cơ chế khá phức tạp và chia thành 2 nhóm nguyên nhân. Đầu tiên là táo bón tận cùng, hình thành do cơ vòng/cơ thắt hậu môn gặp vấn đề, từ có cơ chế tống phân bị rối loạn.
Thứ hai là táo bón do nhu động ruột hoạt động kém làm xuất hiện triệu chứng như không có nhu cầu đi đại tiện, đại tiện ít phân, chướng bụng,… Bên cạnh đó, rối loạn chức năng sàn chậu cũng sẽ gây táo bón. Các khối cơ, dây chằng vùng xương chậu bị thoái hóa khiến các cơ quan trực tràng – hậu môn không thể nằm đúng vị trí.
Nguyên nhân dẫn đến táo bón thứ phát
Khác với táo bón nguyên phát, táo bón thứ phát thường bắt nguồn từ cách sinh hoạt không hợp lý của con người. Một chế độ ăn nạp nhiều chất béo động vật, chất đạm từ thịt cá, đường tinh luyện, đồ ăn cay nóng trong khi lại hạn chế chất xơ, vitamin từ rau củ quả là nguyên nhân gây ra táo bón thứ phát.
Thứ hai, uống ít nước cũng là nguyên nhân khiến phân cứng, khô. Lượng nước cần uống trong một ngày với một người trưởng thành thường tối thiểu 1 lít nước. Nếu bạn uống ít hơn mức này, lượng nước thiếu hụt và được hấp thụ hết trong quá trình cơ thể tiếp nhận dinh dưỡng và phân thải ra sẽ thành cục, cứng, khô.
Thứ ba, nạp nhiều đồ uống có cồn hoặc đồ có chứa cafein – là những đồ uống có tác dụng lợi tiểu. Lúc đó, người bệnh sẽ đi tiểu nhiều lần hơn, lượng nước trong cơ thể cũng vì thế mà thâm hụt, ruột phải hấp thụ nước bù và làm phân cứng.
Cuối cùng là do bạn thường xuyên nhịn đại tiện. Tình trạng này thường xuyên xảy ra bởi nhiều người có cảm giác không an toàn khi dùng nhà vệ sinh công cộng hoặc do họ quá bận rộn. Nếu bạn nhịn đại tiện nhiều lần, ruột của bạn sẽ bị nhờn và không báo động bạn cần đi vệ sinh. Ngoài ra, một vài nguyên nhân cũng dẫn đến táo bón như có tiền sử bệnh, phụ nữ đang mang thai, gặp tác dụng phụ của thuốc,…
Cách chữa táo bón nhanh nhất
Với những người bị táo bón không thường xuyên, bạn có thể khắc phục bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt sao cho phù hợp. Hãy ăn tăng thực phẩm thuộc nhóm chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc; uống đủ nước theo thể trạng của bạn; hạn chế sử dụng nước ngọt, nước có gas, thực phẩm cay nóng.
Duy trì tập thể dục 30 phút mỗi ngày. Hạn chế tối đa việc nhịn đi đại tiện mà nên tạo ra thói quen đi đại tiện trong một khung giờ mỗi ngày (giờ sinh học). Đi đại tiện vào buổi sáng khi thức dậy là thời điểm lý tưởng nhất. Bạn có thể luyện tập bằng cách khi thức dậy uống một cốc nước ấm, sau 30 phút thì vào nhà vệ sinh ngồi dù không muốn đi. Theo khoảng 1 tuần giờ sinh học của bạn sẽ hình thành.
Với những trường hợp táo bón lâu ngày, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nhằm có phương án điều trị tốt nhất. Các phương pháp y khoa thường được sử dụng như:
- Sử dụng thuốc: Các bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc nhuận tràng giúp phân mềm và dễ tống ra ngoài hơn. Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ đúng loại thuốc và liều lượng mà bạn sĩ cho, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc.
- Thụt hậu môn: Được dùng cho người bệnh không thể đi đại tiện
- Can thiệp bằng phẫu thuật: Được chỉ định nếu táo bón do bệnh trĩ mãn tính hoặc ung thư trực tràng tạo thành.
Táo bón có thể xảy ra với bất cứ ai và có thể chuyển thành mãn tính, biến chứng nếu bạn chủ quan không khắc phục chúng. Vậy nên hãy luôn chú ý tới sức khỏe của bản thân và cập nhật thông tin về sức khỏe tại website Presto Gel.