Tư vấn02466 528 656

  • Điểm bán
  • Trang chủ
  • Về PRESTO GEL
    • PRESTO GEL
    • Nghiên cứu PRESTO GEL
    • Sách giới thiệu PRESTO GEL
    • Hướng dẫn sử dụng
  • Tổng quan bệnh trĩ
    • Bệnh trĩ ngoại
    • Bệnh trĩ nội
    • Bệnh trĩ hỗn hợp
    • Nứt kẽ hậu môn
    • Trĩ khi mang thai
  • Dinh dưỡng
  • Phương pháp điều trị
  • Kho ảnh
  • Cam Kết
Menu
  • Trang chủ
  • Về PRESTO GEL
    • PRESTO GEL
    • Nghiên cứu PRESTO GEL
    • Sách giới thiệu PRESTO GEL
    • Hướng dẫn sử dụng
  • Tổng quan bệnh trĩ
    • Bệnh trĩ ngoại
    • Bệnh trĩ nội
    • Bệnh trĩ hỗn hợp
    • Nứt kẽ hậu môn
    • Trĩ khi mang thai
  • Dinh dưỡng
  • Phương pháp điều trị
  • Kho ảnh
  • Cam Kết
Trang chủ Tổng quan bệnh trĩ Trĩ khi mang thai Bệnh trĩ khi mang thai: Mẹ bầu bị trĩ có sinh thường được không?

Bệnh trĩ khi mang thai: Mẹ bầu bị trĩ có sinh thường được không?

Bệnh trĩ là một bệnh phổ biến trong thời kì mang thai, thường gặp ở tam cá nguyệt thứ ba. Vậy, mẹ bầu bị trĩ có sinh thường được không?. Hãy cùng Presto Gel tìm hiểu ngay!

Sự phát triển của em bé làm kích thước tử cung tăng lên gây áp lực cho tĩnh mạch trực tràng. Đồng thời những thay đổi về nội tiết tố cũng khiến các mạch máu sưng lên quá mức. Từ đó, búi trĩ hình thành khiến mẹ bầu ngứa, đau rát và thậm chí là chảy máu.

Những ảnh hưởng của bệnh trĩ tới thai kì

Bệnh trĩ khi mang thai chia thành loại 3 loại: trĩ nội (búi trĩ nằm bên trong trực tràng), trĩ ngoại (búi trĩ nằm bên ngoài trực tràng), trĩ hỗn hợp (búi trĩ nằm cả trong và ngoài trực tràng). Tùy vào độ sa búi trĩ và cấp độ trĩ mà bệnh trĩ gây cho mẹ bầu những khó khăn, bất tiện riêng.

Mẹ bầu bị trĩ có nguy hiểm không?

Trong quá trình mang thai, bệnh trĩ không phải là bệnh gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh trĩ cũng gây không ít ảnh hưởng tới sinh hoạt của mẹ bầu.

Khi phụ nữ mang thai, cơ thể đã có rất nhiều thay đổi gây bất lợi, bệnh trĩ mang thêm những triệu chứng như đau rát, ngứa hậu môn khiến mẹ bầu dễ buồn chán, stress, khó chịu, từ đó ảnh hưởng tới em bé. Hơn thế nữa, nếu mẹ bầu chủ quan, bệnh trĩ có thể tiến triển lên trĩ cấp độ 3, trĩ cấp độ 4, khi đó, búi trĩ có thể sa ra ngoài gây khó khăn trong đi lại, chảy máu búi trĩ, nhiễm trùng hậu môn, gây đau đớn và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe mẹ bầu.

Xem thêm: Cách giúp bệnh trĩ nhanh khỏi

Bệnh trĩ thường không gây nguy hiểm cho mẹ bầu.
Bệnh trĩ thường không gây nguy hiểm cho mẹ bầu.

Bệnh trĩ ảnh hưởng tới thai kì như thế nào?

Các triệu chứng của bệnh trĩ khi mang thai thường gây khó chịu nhất khi mẹ bầu đi vệ sinh hoặc đi lại, hoạt động nhiều. Với mỗi mẹ bầu và mỗi cấp độ trĩ, triệu chứng biểu hiện có thể khác nhau. Những triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:

  • Chảy máu khi đi vệ sinh, máu có thể ở phân, trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu.
  • Đau rát hậu môn, nhất là khi đi vệ sinh hoặc vận động nhiều.
  • Ngứa hậu môn.
  • Căng sưng, sờ thấy cục ở hậu môn.

Nếu gặp phải một trong những triệu chứng trên, rất có thể mẹ bầu đang bị bệnh trĩ, hãy thăm khám bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị.

Mẹ bầu bị trĩ có sinh thường được không?

Mẹ bầu bị trĩ vẫn có thể sinh thường được. Búi trĩ ở trực tràng, hậu môn là vị trí khá gần với tử cung nhưng không ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh thường của mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu bệnh trĩ ở cấp độ 3, cấp độ 4 hay búi trĩ to và sa ra ngoài, mẹ bầu nên sinh mổ để bớt đau đớn và tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Sau khi sinh ít nhất 6 tuần, mẹ bầu có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ để có thể thoải mái sinh hoạt, vận động.

Mẹ bầu bị trĩ nặng từ độ 3 trở lên thì có thể sẽ phải sinh mổ.
Mẹ bầu bị trĩ nặng từ độ 3 trở lên thì có thể sẽ phải sinh mổ.

Những lưu ý khi mẹ bầu bị bệnh trĩ

Do áp lực từ tử cung chèn lên các tĩnh mạch trực tràng cũng như những thay đổi nội tiết tố, việc mẹ bầu bị bệnh trĩ trong thai kì là điều khó tránh khỏi. Để ngăn ngừa và giảm thiểu triệu chứng bệnh, mẹ bầu cần lưu ý thực hiện một số điều sau;

  • Uống nước đầy đủ: Mẹ bầu nên uống từ 2,5-3 lít nước mỗi ngày, có thể là nước lọc, nước hoa quả, nước canh,… Ngoài giúp mẹ bầu không bị thiếu ối, nước còn giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, làm mềm phân và tránh táo bón.
  • Bổ sung nhiều rau quả, thực phẩm chứa chất xơ: Có nhiều thực phẩm chứa xơ như: rau xanh (rau cải, súp lơ, rau mồng tơi,…), hoa quả (thanh long, đu đủ, chuối,…) mẹ bầu có thể bổ sung để giúp ăn ngon miệng hơn, tốt cho tiêu hóa và quan trọng là phòng ngừa được bệnh trĩ.
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày: Việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và thường xuyên cho mẹ bầu là điều thiết yếu. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều trong một bữa ăn, hãy chia nhỏ bữa ăn mỗi ngày để dạ dày tránh làm việc quá tải cũng như việc tiêu hóa thuận lợi hơn.
  • Không rặn hay co hậu môn nhiều khi đi vệ sinh: Việc tạo áp lực lên các tĩnh mạch thành trực tràng, hậu môn trong thời gian dài khiến búi trĩ dễ hình thành. Việc co rặn nhiều khi đi vệ sinh là thói quen xấu, mẹ bầu nên tránh để giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Hoạt động thể chất nhẹ nhàng: tập Yoga, tập bài tập Kegel,… Các bài tập Yoga, Kegel hỗ trợ rất tốt cho cơ hông chậu, cơ tử cung cũng như mang lại cho mẹ bầu một sức khỏe ổn định, một thai kì khỏe mạnh. Việc tham gia các hoạt động thể chất nhẹ nhàng cũng giúp mẹ bầu vui vẻ, thoái mái hơn, cải thiện tâm trạng mẹ và bé rất tốt.
Tập Yoga, Kegel giúp mẹ bầu có một thai kì khỏe mạnh.
Tập Yoga, Kegel giúp mẹ bầu có một thai kì khỏe mạnh.
  • Không làm việc nặng, bê vác vật nặng: Vận động nặng, đứng lên ngồi xuống nhiều có thể gây co bóp hậu môn, tạo áp lực lên thành hậu môn dễ dẫn tới sa búi trĩ. Mẹ bầu cũng nên tránh hoạt động thể chất quá nặng để bảo vệ sự an toàn cho mẹ và bé trong thời kì mang thai quan trọng.
  • Tập thói quen đi vệ sinh đúng, tránh ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh: Thói quen đi vệ sinh vào một khung giờ trong ngày góp phần xây dựng đồng hồ sinh học cho cơ thể, rút ngắn thời gian mẹ bầu ngồi trong nhà vệ sinh và việc đi vệ sinh cũng trở nên dễ dàng hơn.
  • Nếu táo bón, có thể sử dụng thuốc nhuận tràng: Nếu táo bón khiến việc đi vệ sinh đau đớn, khó khăn, mẹ bầu có thể sử dụng các loại thuốc nhuận tràng để làm mềm phân. Cần tìm hiểu kĩ loại thuốc trước khi sử dụng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
  • Sử dụng thuốc bôi Presto Gel để làm dịu cơn đau, khó chịu do trĩ: Bệnh trĩ gây đau rát, ngứa ngáy,… khiến mẹ bầu rất khó chịu. Hãy sử dụng ngay thuốc bôi Presto Gel để giải quyết những vấn đề đó. Thuốc được sản xuất từ các thành phần thiên nhiên an toàn, lành tính, đã được kiểm chứng có thể dùng với phụ nữ mang thai nên mẹ bầu hoàn toàn yên tâm.

Tóm lại, bệnh trĩ là bệnh thường gặp trong quá trình mang thai. Bệnh trĩ ít gây nguy hiểm, mẹ bầu hoàn toàn có thể sinh thường khi bị trĩ. Tuy nhiên, búi trĩ cũng ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, vận động của mẹ bầu nên cần lưu ý xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học để phòng ngừa nguy cơ do trĩ gây ra.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ ngay hotline để được chuyên gia tư vấn kịp thời.

 

Bài viết liên quan

  • Bà bầu bị sa búi trĩ khi mang thai phải làm sao? Tìm hiểu ngay!

    Bị sa búi trĩ khi mang thai phải làm sao?

    17/06/2023

  • Lòi dom sau sinh là gì? Nguyên nhân và các cách chữa trị hiệu quả

    Lòi dom sau sinh là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

    10/07/2023

  • Trĩ ra máu khi mang thai có nguy hiểm không?

    Trĩ ra máu khi mang thai có nguy hiểm không?

    31/10/2023

  • Cách hạn chế lòi dom vết khâu tầng sinh môn

    Cách hạn chế lòi dom vết khâu tầng sinh môn

    09/09/2023

Hỏi đáp chuyên gia

Chỉ cần để lại thông tin, Chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn cho bạn!

    Thư viện ảnh

    Tin tức mới ®

    Ai dễ bị bệnh trĩ?

    Ai dễ bị bệnh trĩ?

    TOP 5 cách trị bệnh trĩ hiệu quả tại nhà

    TOP 5 cách trị bệnh trĩ hiệu quả tại nhà

    Những dấu hiệu bệnh trĩ sớm nhất để điều trị kịp thời

    Những dấu hiệu bệnh trĩ sớm nhất để điều trị kịp thời

    Bị táo bón có nguy hiểm không?

    Bị táo bón có nguy hiểm không?

    Bệnh trĩ có lây không?

    Bệnh trĩ có lây không?

    Mách bạn cách chữa bệnh trĩ hiệu quả mà không cần phải phẫu thuật

    Mách bạn cách chữa bệnh trĩ hiệu quả mà không cần phải phẫu thuật

    Top 4 dấu hiệu trĩ ở phụ nữ sớm nhất

    Nhú phì đại có nguy hiểm không?

    Nhú phì đại có nguy hiểm không?

    Bệnh trĩ ngoại là gì?

    Bệnh trĩ ngoại là gì?

    Bị trĩ có nên ăn xôi không?

    Bị trĩ có nên ăn xôi không?

    Xem thêm

    Hỗ trợ trực tuyến

    Tư vấn 24/7: 02466 528 656

    Tư vấn 24/7: 02466 528 656

    Nhắn tin ngay

    PGS.TS. Hồ Bá Do

    PGS.TS. Hồ Bá Do

    Nhắn tin ngay

    Đặt mua GEL BÔI TRĨ PRESTO GEL

    - Giá bán lẻ: 415.000 đ / tuýp

    - MUA 3 PRESTO GEL TẶNG 1 Khăn ướt không mùi Mamamy

    - Miễn phí vận chuyển khi mua từ 2 tuýp

    Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
    Presto Gel ( gel bôi trĩ 25g) (25g) 415.000đ/tuýp 830.000 đ
    Tổng 830.000 đ
    Chưa bào gồm phí vận chuyển
    * Tác dụng có thể khác nhau phụ thuộc vào cơ địa của người dùng.
    Hotline miễn cước 02466 528 656

    Thông tin công ty:

    CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM POLIPHARM VIỆT NAM

    Địa chỉ: Số 6, ngách 62, ngõ 637 Trương Định, Phường Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội

    Điện thoại: 02466 528 656

    Fanpage:

    Google map:

    • Copyright © 2022 CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM POLIPHARM VIỆT NAM | Thiết kế bởi: TRUYỀN THÔNG VIỆT