Bệnh trĩ có tự khỏi không? – Đây chắc chắn là câu hỏi của nhiều người. Hiện nay trĩ là một căn bệnh phổ biến tuy nhiên khá nhạy cảm nên nhiều người bệnh ngại đi khám. Cùng xem bài viết của Polipharm để có câu trả lời bổ ích.
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ xảy ra khi đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng bị giãn quá mức. Do phải chịu áp lực lớn, các tĩnh mạch khu vực này sẽ căng phồng và chèn ép xung quanh. Hậu quả là chảy máu, xung huyết và xuất hiện các ổ viêm tại đây.
Nam nữ ở độ tuổi 30 – 62 là đối tượng bị trĩ nhiều nhất. Dựa vào vị trí của đám rối tĩnh mạch mà người ta chia thành 3 loại trĩ ngoại, trĩ nội và trĩ hỗn hợp:
- Trĩ nội là sự xuất hiện đám rối tĩnh mạch trong lòng ống hậu môn.
- Trĩ ngoại nhìn qua giống khối lồi ra. Thực chất là đám rối tĩnh mạch phía ngoài hậu môn.
- Trĩ hỗn hợp là khi bệnh nhân bị cả trĩ ngoại và nội.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ
Bệnh nhân bị trĩ thường gặp các dấu hiệu sau.
- Chảy máu khi đi vệ sinh- đây là triệu chứng hay gặp và thường phát hiện sớm nhất.
- Ngứa ở hậu môn do sự bài tiết ra dịch nhầy ở niêm mạc ống hậu môn.
- Khó chịu, đau rát. Đau tăng dần từ đau ít, đau vừa đến rất đau. Nguyên nhân chính do nứt hậu môn hoặc tắc nghẽn, do phần nhô lên.
- Sưng đỏ xung quanh hậu môn cũng là dấu hiệu thường gặp.
- Sa búi trĩ kèm theo lẫn chất nhầy, phân sẽ gây ra cảm giác ngứa. Nhiều khi việc chúng ta cố gắng lau để giảm ngứa dễ khiến triệu chứng nặng hơn.
Với những người bị trĩ nội ở mức độ nhe, chất lượng cuộc sống ít bị ảnh hưởng hơn người bị trĩ ngoại do phần búi trĩ khó cảm nhận hơn.

Bệnh trĩ có tự khỏi không?
Bệnh trĩ có tự khỏi không hay Bệnh trĩ có chữa được không là câu hỏi mà rất nhiều bệnh nhân bị trĩ đang quan tâm. Câu trả lời là: Tại thời điểm hiện tại, theo thực tế trên lâm sàng, nếu người bệnh không sử dụng biện pháp hay điều trị phù hợp thì bệnh trĩ không thể tự khỏi.
Tuy vậy nhiều trường hợp bệnh trĩ nhẹ có thể tự thuyên giảm nếu điều trị và thay đổi chế độ ăn kịp thời.
Trường hợp bệnh nhân bị trĩ từ mức độ 2 trở lên, nếu không sử dụng đúng phương pháp điều trị, bệnh sẽ diễn biến nặng, phức tạp và để lại biến chứng.
- Với bệnh nhân lần đầu bị trĩ mức độ 1 thì các triệu chứng có thể nhẹ và khó nhận ra.
- Với những bệnh nhân bị trĩ tái phát, các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy sẽ kéo dài và dai dẳng hơn.
- Với bệnh nhân trĩ ngoại nhẹ, các triệu chứng sẽ thuyên giảm sau vài tuần nếu được chăm sóc đúng cách.
- Với bệnh nhân bị trĩ độ 2 trở lên và trĩ ngoại sưng to khó chịu, bệnh nhân cần được can thiệp điều trị. Có thể mất đến vài tháng để bệnh nhân trĩ độ 2 không còn bị làm phiền bởi các triệu chứng khó chịu của trĩ.
- Đa số phụ nữ mang thai bị trĩ thường có xu hướng điều trị sau khi kết thúc thai kỳ. Đây chính là nguyên nhân khiến bệnh ở các đối tượng này khó điều trị triệt để.
Vì đây là căn bệnh có thể tái phát lặp lại nhiều lần, nên người bệnh cũng cần được điều trị dứt điểm và chú ý chế độ sinh hoạt, ăn uống để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Khi nào cần đến gặp bác sỹ điều trị bệnh trĩ?
Nếu bạn so sánh bản thân với các dấu hiệu của bệnh trĩ và thấy khá nhiều điểm tương đồng thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Bạn nên chọn các cơ sở y tế uy tín, các bác sĩ có chuyên môn cao để chẩn đoán đúng bệnh và được chữa trị đúng cách.
Một số phương pháp điều trị trĩ được sử dụng nhiều hiện tại:
Điều trị nội khoa
Đây là phương pháp áp dụng cho bệnh nhân đang bị trĩ độ I hoặc độ II. Cụ thể:
- Bổ sung nhiều chất xơ, nước giúp làm mềm phân, hỗ trợ tiêu hóa
- Để hạn chế sa búi trĩ, người bệnh hạn chế rặn khi đi vệ sinh. Tạo thói quen không nhịn vệ sinh vì sẽ khiến phân khô cứng, khó đi hơn. Búi trĩ dễ phình ra và chảy máu nếu rặn mạnh khi đi vệ sinh do gây áp lực lớn lên tĩnh mạch trực tràng.
- Tránh làm việc riêng, ngồi lâu khi đi vệ sinh.
- Mỗi ngày cố gắng ngâm nước ấm 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 10 phút.
- Giữ vệ sinh hậu môn, dùng giấy mềm lau nhẹ, không chà xát quá mạnh tránh tình trạng chảy máu.
- Sử dụng thuốc kem bôi trĩ Presto Gel để giảm đau và cầm máu do trĩ.
Điều trị ngoại khoa
- Thắt dây chun là phương pháp này hay sử dụng để điều trị cho bệnh nhân trĩ độ I và độ II (không áp dụng cho người bệnh bị trĩ ngoại).
- Tiêm xơ, quang đông hồng ngoại, đốt laser cũng là thủ thuật được áp dụng cho đối tượng trên.
- Thường phẫu thuật chỉ được chỉ định cho bệnh nhân trĩ độ 3 trở lên hoặc người bị trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp mà búi trĩ quá to, cản trở sinh hoạt gây chảy máu và đau đớn nhiều.
Bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi Bệnh trĩ có tự khỏi không. Mặc dù vì nhiều nguyên nhân khiến người bệnh ngại đi khám khi mắc bệnh trĩ, tuy nhiên bạn nên thăm khám kịp thời để không ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.