Chảy máu là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết bệnh trĩ. Việc chảy máu gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt người bệnh. Tùy theo cấp độ bệnh trĩ, tần suất và lượng máu chảy là nhiều hay ít. Tuy nhiên, chế độ ăn uống và điều trị hợp lí có thể cải thiện đáng kể tình trạng này, vậy ăn gì cầm máu bệnh trĩ?
Tại sao bị bệnh trĩ lại chảy máu?
Đối với bệnh nhân trĩ, chảy máu là triệu chứng phổ biến và thường xuyên gặp nhất trong suốt quá trình bệnh. Nguyên nhân là do búi trĩ được hình thành từ sự sưng tấy của các mạch máu, mô liên kết và các cơ. Khi gặp áp lực lớn và trong thời gian dài, các mô này sưng lên tạo thành búi trĩ nằm ở trong, ngoài hoặc cả trong lẫn ngoài thành hậu môn. Các tác động vật lý như rặn, co thắt, cọ xát,… có thể khiến búi trĩ tổn thương gây xuất huyết.
Bệnh nhân trĩ thường chảy máu trong các trường hợp sau:
Rặn mạnh và kéo dài khi đi đại tiện.
Bị táo bón hoặc tiêu chảy.
Sau khi ngồi hoặc đứng quá lâu.
Khi đi lại nhiều, lao động nặng.
Với phụ nữ mang thai.
Bệnh nhân trĩ cấp độ 3, cấp độ 4, búi trĩ to và dễ viêm loét.
Bệnh trĩ huyết khối: Đây là tình trạng bệnh đặc biệt, có cục máu hình thành trong búi trĩ. Khi có tác động, áp lực mạnh hay cọ xát vào búi trĩ, cục máu có thể vỡ ra gây chảy máu, viêm loét.
Người bệnh nên ăn gì để cầm máu bệnh trĩ?
Chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng góp phần tăng cường sức khỏe cũng như cải thiện đáng kể tình trạng chảy máu búi trĩ. Để cầm máu bệnh trĩ và cải thiện tình trạng bệnh, tham khảo một số thực phẩm dưới đây :
Thực phẩm có chứa chất xơ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng và các nghiên cứu lâm sàng, chất xơ là chất quan trọng trong quá trình tiêu hóa có tác dụng làm mềm phân, dễ đi ngoài. Việc bổ sung đủ chất xơ giúp làm giảm tình trạng táo bón, khó tiêu, từ đó làm hạn chế tình trạng chảy máu bệnh trĩ, giảm sa búi trĩ.
Chất xơ được chia làm hai dạng khác nhau, đều có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh trĩ:
Chất xơ hòa tan: Chất xơ ở dạng này hòa tan trong nước và chuyển thành dạng chất nhờn như gel, làm chậm quá trình tiêu hóa giúp phân mềm, ở dạng dễ tiêu ra ngoài. Các thực phẩm chứa chất xơ hòa tan như: cám yến mạch, lúa mạch, đậu lăng, đậu Hà Lan,…
Chất xơ không hòa tan: Chất xơ không hòa tan còn được còn là “thức ăn thô”, chúng không được hòa tan, giúp thức ăn di chuyển qua hệ tiêu hóa và thải ra ngoài thuận lợi, cân bằng hóa học trong ruột. Chất xơ không hòa tan được tìm thấy trong cám lúa mì, rau và ngũ cốc nguyên hạt.
Bệnh nhân trĩ nên bổ sung khoảng 25-30 gam chất xơ mỗi ngày, lượng chất xơ hòa tan nên nhiều hơn chất xơ không hòa tan. Không nên tăng lượng chất xơ trong ngày quá nhiều đột ngột so với chế độ ăn bình thường, nên tăng từ từ và kết hợp với uống nhiều nước để cơ thể sử dụng chất xơ hợp lí, tránh bị đầy hơi.
Rau và hoa quả
Hoa quả và rau là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ rất quan trọng với con người, đặc biệt trong rau còn có một chất là flavonoid – chất có tác dụng cầm máu bệnh trĩ rất hiệu quả. Các loại thực phẩm có màu sắc rực rỡ, quả mọng như nho, cà chua, cải xoăn,… hay những loại rau đậm màu khác chứa rất nhiều flavonoid và chất xơ không hòa tan. Ngoài ra, rau và trái cây cũng cung cấp rất nhiều nước cho cơ thể. Nên sử dụng các thực phẩm này càng tươi càng tốt, và ăn cả vỏ nếu có thể.
Hãy tạo thói quen ăn thêm ít nhất một loại trái cây hay rau vào bất kỳ bữa ăn nào, ví dụ cho thêm chuối, quả mọng vào ngũ cốc, cắt thêm táo, dưa chuột vào salad, rau bina trong món trứng ốp la,… Ăn nhẹ với trái cây sấy khô như nho khô, omai mơ,… Thay đổi thói quen ăn tráng miệng bằng bánh dâu tây, bánh xoài, hãy ăn dâu tây tươi và xoài tươi.
Đậu và các loại hạt
Đậu là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đậu cung cấp nhiều loại vitamin, protein và các acid amin cần thiết. Ngoài ra, bổ sung đậu trong bữa ăn cũng giúp tăng lượng chất xơ cho cơ thể, giúp cầm máu bệnh trĩ. Nên thêm các loại đậu vào các món ăn hàng ngày như salad, súp thay vì chỉ có thịt và rau. Các loại đậu nhiều xơ như đậu lăng, đậu đen, đậu xanh, đậu hải quân,…
Bên cạnh đó, để tăng lượng chất xơ không hòa tan, thay bánh mì trắng, mì ống bằng bột ngũ cốc nguyên hạt, bột yến mạch,… Yến mạch và lúa mạch nấu chín còn cung cấp chất xơ hòa tan. Các loại bột từ hạt cũng cung cấp lượng calo ít hơn, giúp bạn giữ gìn vóc dáng. Thay một chiếc bánh mì cho bữa sáng bằng một gói bột yến mạch ăn liền, sẽ thêm được gấp đôi lượng chất xơ nhưng chỉ bằng chưa đến một nửa lượng calo.
Các cách làm giảm triệu chứng của bệnh trĩ
Ngoài việc tăng lượng chất xơ và uống nhiều nước, một số phương pháp dưới đây cũng giúp cầm máu bệnh trĩ:
Không rặn khi đi đại tiện.
Tắm nước ấm, ngâm hậu môn trong nước ấm, có thể pha nước ấm với muối Epsom hoặc cây phỉ.
Chườm túi nước đá vào hậu môn.
Sử dụng thuốc bôi Presto Gel: Sản phẩm được nghiên cứu sản xuất từ các thành phần tự nhiên nên an toàn, lành tính với cả phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em trên 7 tuổi. Khảo sát lâm sàng từ bệnh nhân cho thấy Presto Gel có tác dụng giảm đau, cầm máu bệnh trĩ chỉ sau 1 phút sử dụng, hiệu quả kéo dài tới 5 giờ đồng hồ.
Nhìn chung, chảy máu là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trĩ. Bài viết trên đã tổng hợp nguyên nhân, triệu chứng, các phương pháp cải thiện triệu chứng và trả lời câu hỏi ăn gì cầm máu bệnh trĩ. Mọi thắc mắc và ý kiến đóng góp xin liên hệ ngay số hotline để được các chuyên gia giải đáp.