Bệnh trĩ là một trong những căn bệnh gây ra nhiều phiền toái nhưng lại khó có thể giãi bày. Bởi căn bệnh này xuất hiện ở vị trí nhạy cảm nhất của cơ thể vậy nên những người mắc bệnh thường cố chịu đựng và tự tìm hiểu. Vậy ai dễ bị bệnh trĩ? Làm thế nào để điều trị bệnh trĩ tại nhà? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là hiện tượng các đám rối tĩnh mạch xung quanh vùng hậu môn bị giãn quá mức. Dưới áp lực lớn, các tĩnh mạch căng phồng gây chèn ép các mô, dẫn đến hiện tượng xung huyết, chảy máu, các mô bị chèn ép, sưng đỏ. Từ đó xuất hiện tình trạng viêm tạo thành các búi trĩ trong hậu môn hoặc xà ra ngoài.
Bệnh trĩ có 3 dạng gồm: Trĩ nội, trĩ ngoại và dạng hỗn hợp cả hai.
Trĩ nội
Trĩ nội là bệnh xuất hiện tại lớp niêm mạc trong lòng ống hậu môn. Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ mà chia trĩ nội thành 4 cấp độ với những triệu chứng tương ứng. Giai đoạn đầu bệnh thường ít gây đau đớn và khi sờ không thấy búi trĩ. Theo thời gian, búi trĩ sẽ lớn dần, cọ sát với phân làm chảy máu khi đi đại tiện. Nếu tình trạng nhẹ thì máu chỉ dính bên ngoài khuôn phân, nặng hơn thì máu chảy nhiều hơn, có thể thấy nhỏ giọt hoặc bắn thành từng tia ra ngoài. Nặng nhất là khi búi trĩ lớn, lòi hẳn ra ngoài gây nên cảm giác khó chịu và đau đớn.
Trĩ ngoại
Trĩ ngoại có hình dạng giống như một khối thịt thừa. Trĩ ngoại hình thành do các tĩnh mạch phía ngoài hậu môn tạo thành, bao xung quanh là một lớp biểu mô tầng. Búi trĩ gây đau, vướng víu, khó chịu và chảy máu khi đại tiện.
Trĩ hỗn hợp
Trĩ hỗn hợp là dạng kết hợp cả búi trĩ nội và búi trĩ ngoại cùng xuất hiện vào một thời điểm. Cả trĩ nội và ngoại đều thường xuyên tiết dịch nên vùng hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Do đó gây ngứa và khiến tình trạng viêm nặng hơn và búi trĩ sưng to hơn.
Dấu hiệu của bị bệnh trĩ
Những dấu hiệu thường gặp của người bị bệnh trĩ:
Chảy máu không kèm theo đau khi đi tiêu. Ban đầu có thể xuất hiện một lượng ít máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Chảy máu là một triệu chứng sớm và dễ gặp nhất. Sau một thời gian, khi rặn nhiều máu sẽ chảy thành giọt hoặc thành tia. Nặng hơn là khi ngồi xổm máu cũng chảy không ngừng.
Xuất hiện tình trạng ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn.
Xuất hiện khối nhô lên gần hậu môn gây rát hoặc đau.
Nguyên nhân dẫn đến bị bệnh trĩ
Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bị bệnh trĩ:
Táo bón: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên bệnh trĩ. Khi bị táo bón, bạn phải rặn nhiều hơn khi đi tiêu, điều này gây tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng hậu môn và trực tràng.
Mang thai: Khi mang thai, thai nhi có thể chèn áp vào các tĩnh mạch ở vùng hậu môn và trực tràng. Từ đó dẫn đến tăng áp lực và gây ra bệnh trĩ.
Béo phì: Trọng lượng cơ thể dư thừa có thể làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng hậu môn và trực tràng.
Yếu tố di truyền: Nếu gia đình bạn có người bị trĩ thì bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh hơn.
Chế độ ăn uống thiếu chất xơ: Khi bạn ăn ít chất xơ, phân có thể trở nên cứng và khó đi tiêu. Điều này làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng hậu môn và trực tràng.
Uống ít nước: Nước giúp phân trở nên mềm hơn và giảm nguy cơ táo bón.

Cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả tại nhà
Điều trị bệnh trĩ bằng nguyên liệu tự nhiên
Sử dụng nghệ để điều trị bệnh trĩ
Nghệ được biết đến là một loại gia vị có tính kháng sinh tự nhiên. Do đó, bạn có thể áp dụng cách điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng nghệ như sau:
Bước 1: Trộn dầu mù tạt với một thìa bột nghệ.
Bước 2: Nhỏ vào hỗn hợp vài giọt nước hành.
Bước 3: Trộn đều hỗn hợp trên lại với nhau.
Bước 4: Sử dụng hỗn hợp trên để bôi vào vùng bị trĩ.
Với cách này sẽ giúp giảm tình trạng đau và sưng viêm. Nếu bạn thường xuyên sử dụng nghệ để điều trị sẽ giúp giảm trĩ hiệu quả.

Sử dụng lá diếp cá để chữa bệnh trĩ tại nhà
Để điều trị bệnh trĩ bằng lá diếp cá, bạn hãy làm theo cách sau:
Bước 1: Lấy 100g rau diếp cá để cả cọng và vài cọng hẹ rửa sạch.
Bước 2: Đun những nguyên liệu trên với 1 lít nước trong khoảng 3 – 5 phút.
Bước 3: Đổ nước ra chậu hoặc bát và xông.
Bước 4: Khi nước nguội, bạn dùng nước này để rửa vùng bị trĩ sau đó dùng khăn khô, mềm thấm sạch.
Dùng lá cây vông chữa bệnh trĩ tại nhà
Cây vông là một vị thuốc dân gian rất hiệu quả đối với người bệnh trĩ. Lá loài cây này có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng và giúp búi trĩ co lại.
Để điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng lá cây vông, bạn có thể áp dụng cách sau:
Cách 1: Sử dụng lá vông hãm lấy nước uống.
Cách 2: Hơ nóng rồi đắp lá vông vào vùng hậu môn giúp tiêu viêm búi trĩ.
Điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng gel bôi Presto Gel
Presto Gel là sản phẩm chứa các thành phần tự nhiên chiết xuất chuẩn hoá có chất lượng cao. Do đó làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh trĩ chỉ sau 1 phút như: đau rát, ngứa chảy máu, khó chịu.
Presto Gel giúp điều trị nhanh chóng và hiệu quả trĩ nội, trĩ ngoại và làm lành các vết nứt ở vùng hậu môn, sử dụng lâu dài giúp teo búi trĩ.
Ưu điểm của gel bôi Presto Gel:
- Presto Gel được chiết xuất từ các thành phần có nguồn gốc tự nhiên, không chứa hóa chất bảo quản nên an toàn và lành tình với cả phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em trên 7 tuổi.
- Sản phẩm giúp làm mát vùng kẽ/lỗ rò hậu môn, chảy máu, sưng tấy do búi trĩ, giúp mang lại cảm giác dễ chịu và giảm đau nhanh chóng.
- Giảm đau tức thì trong vòng 1 phút sau khi sử dụng.
- Sản phẩm được chứng minh lâm sàng, giúp co búi trĩ, cầm máu và giảm đau nhanh chóng liên tục trong 5 giờ. Hơn hẳn các loại khác trên thị trường bao gồm cả các chế phẩm gây tê giảm đau tại chỗ.

Làm thế nào để không bị bệnh trĩ
Bệnh trĩ có thể gặp phải ở bất kỳ ai, vậy nên bạn cần bỏ túi một vài bí quyết sau để tránh căn bệnh khó chịu này:
- Xây dựng một chế độ ăn uống, vận động, luyện tập thể thao một cách hợp lý. Điều này không chỉ giúp bạn hạn chế được nguy cơ mắc bệnh trĩ mà còn hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức đề khác cho cơ thể và tránh được nhiều bệnh thông thường khác.
- Hạn chế ăn đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ, chất kích thích, ăn nhiều rau củ quả.
- Bổ sung cho cơ thể tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày.
- Nếu công việc khiến bạn ở trong một tư thế quá lâu, hãy vận động nhẹ hoặc đổi tư thế rồi lại làm tiếp. Điều này còn giúp bạn tỉnh táo và làm việc hiệu quả hơn.
- Chấm dứt việc dày vò bản thân bằng những stress. Hãy tạo ra những thói quen tích cực mỗi ngày bởi điều này sẽ là giải pháp hữu hiệu để bạn xua tan mệt mỏi.
Những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trên hy vọng sẽ giúp bạn đọc cập nhật thêm những kiến thức hữu ích trong công cuộc phòng tránh bệnh trĩ. Bệnh trĩ tuy dễ gặp nhưng cũng không quá khó để phòng tránh. Đặc biệt, đừng vì ngại mà chấp nhận sống chung với căn bệnh phiền toái này nhé!