Trĩ hỗn hợp sa vòng là tình trạng nặng của bệnh trĩ. Bệnh gồm nhiều búi trĩ nội, ngoại xuất hiện vòng quanh lỗ hậu môn nên gây nhiều bất tiện, đau đớn cho bệnh nhân. Vậy làm cách nào để chữa dứt điểm trĩ hỗn hợp sa vòng? Cùng tìm hiểu nhé!
Trĩ hỗn hợp sa vòng là gì?
Trĩ hỗn hợp là tình trạng bệnh trĩ bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại. Các búi trĩ hình thành do sự giãn quá mức của các tĩnh mạch xung quanh hậu môn, trực tràng. Khi bệnh tiến triển nặng, các búi trĩ hỗn hợp liên kết với nhau và xuất hiện xung quanh lỗ hậu môn, đó là trĩ hỗn hợp sa vòng. Bệnh gồm nhiều búi trĩ có kích thước to, nhỏ khác nhau, chiếm gần như toàn bộ chu vi hậu môn gây khó khăn trong sinh hoạt cho bệnh nhân, đặc biệt khi đi đại tiện, khi ngồi.
Nguyên nhân hình thành trĩ hỗn hợp sa vòng
Nguyên nhân hình thành trĩ hỗn hợp sa vòng chủ yếu là do thói quen sinh hoạt, ăn uống của bệnh nhân. Tuy nhiên cũng có thể do nguyên nhân khách quan khác như mang thai, yếu tố di truyền. Một số nguyên nhân gây bệnh trĩ hỗn hợp sa vòng phổ biến như:
Thói quen ngồi lâu, rặn khi đi toilet: Ngồi lâu, rặn khi đi vệ sinh khiến các cơ hậu môn co bóp, tạo áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn khiến chúng sưng viêm, sung huyết.
Bị táo bón: Tình trạng táo bón khiến hậu môn phải dùng lực mạnh hơn để đẩy phân ra ngoài, do đó dễ hình thành các búi trĩ nội.
Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu chất xơ: Việc bổ sung không đầy đủ chất xơ và các chất dinh dưỡng khác khiến cơ thể dễ bị táo bón, khó tiêu.
Uống không đủ nước: Nước giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, làm mềm phân và dễ đi ngoài.
Vận động nặng, đứng, ngồi lâu: Việc này tạo áp lực lên thành trực tràng, hậu môn trong thời gian dài, có thể khiến các tĩnh mạch hậu môn sưng tấy tạo búi trĩ.
Nhịn đi vệ sinh: Khác với táo bón, việc nhịn đi vệ sinh khiến lượng phân nhiều hơn mức bình thường khiến trực tràng phải căng lên để lưu trữ, do đó cũng tạo áp lực lên các đám rối tĩnh mạch trực tràng.
Phụ nữ khi mang thai: Áp lực do thai nhi đè lên trực tràng, hậu môn không chỉ khiến mẹ bầu khó vận động mà còn khiến các tĩnh mạch trong trực tràng bị tác động và tạo thành búi trĩ.
Thói quen chủ quan: Do bệnh ở vị trí nhạy cảm nên bệnh nhân có thói quen ngại ngùng và chủ quan không thăm khám kịp thời nên bệnh trĩ tiến triển nặng và phức tạp.
Triệu chứng của bệnh trĩ
Trĩ hỗn hợp sa vòng là tình trạng nặng nhất của bệnh trĩ nên giai đoạn này sẽ xuất hiện tất cả các triệu chứng của bệnh trĩ bao gồm cả mức độ nặng và nhẹ. Các triệu chứng của trĩ hỗn hợp sa vòng bao gồm:
Cảm giác búi trĩ lồi ra ngoài khi ho, hắt hơi, nhảy hoặc đứng lên.
Có dịch nhầy xuất hiện trong phân.
Đau và chảy máu hậu môn, kể cả khi không đi đại tiện.
Ngứa ngáy hậu môn.
Hậu môn có dịch nhầy, màu đục, có mùi hôi.
Bị táo bón hoặc búi trĩ lồi ra không thể đi vệ sinh.
Búi trĩ sa ra ngoài không thể đẩy vào.
Búi trĩ bị cọ xát dễ chảy máu, nhiễm trùng.
Trĩ hỗn hợp sa vòng chữa bằng cách nào?
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị trĩ hỗn hợp sa vòng. Tuy nhiên, theo giá cả, mức độ nhanh chóng, an toàn, phương pháp được sử dụng phổ biến để chữa dứt điểm trĩ hiện nay là phẫu thuật cắt trĩ Longo.
Đây là phương pháp sử dụng máy cắt trĩ để cắt một khoanh niêm mạc trên đường lược (khoảng 2cm-3cm) sau đó khâu vòng quanh bằng máy khâu tự động. Phương pháp này sẽ cắt phần mạch máu cung cấp cho búi trĩ, khiến búi trĩ mất đi nguồn dinh dưỡng, tự teo nhỏ lại và biến mất.
Phương pháp cắt trĩ Longo được ứng dụng rất phổ biến hiện nay với người bệnh trĩ vòng độ 3,4. Đây là phương pháp tiết kiệm thời gian, ít chảy máu, đau đớn và giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ trĩ. Bên cạnh đó, phẫu thuật cắt trĩ Longo cũng để lại ít sẹo và thời gian nằm viện và phục hồi hậu phẫu nhanh. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là chi phí phẫu thuật cao và bệnh có thể tái phát nếu bệnh nhân không duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh.
Lưu ý để ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát
Sau khi phẫu thuật thành công, để ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát, bệnh nhân cần duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và khoa học. Tham khảo một vài lưu ý sau để “tạm biệt” dứt điểm bệnh trĩ:
Nếu có biểu hiện của tái phát trĩ như sưng đau, chảy máu, sử dụng ngay Presto Gel để cầm máu búi trĩ, giảm đau và tiêu búi trĩ nhỏ.
Ăn uống khoa học, đặc biệt ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước.
Tập thể dục: đi bộ, tập Yoga, tập Kegel,…
Không nhịn đi đại tiện.
Không ngồi làm việc quá lâu.
Tránh lao động nặng.
Không ngồi lâu hay rặn khi đi vệ sinh.
Sử dụng thuốc làm mềm phân nếu bị táo bón.
Trĩ hỗn hợp sa vòng là giai đoạn muộn và nặng nhất của bệnh trĩ, bệnh nhân nên tiến hành phẫu thuật sớm để tăng khả năng phục hồi hậu phẫu và tránh các biến chứng nặng của bệnh. Bài viết trên đã cung cấp những thông tin tổng quan về bệnh cũng như cách chữa dứt điểm trĩ hỗn hợp sa vòng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay hotline để được chuyên gia tư vấn kịp thời.