Những triệu chứng đau rát hậu môn hay chảy máu khi đi đại tiện khiến nhiều người băn khoăn liệu mình đang gặp phải bệnh lý gì, có phải bị nứt kẽ hậu môn không? Hãy cùng Presto Gel điểm qua những dấu hiệu đặc trưng của bệnh nứt kẽ hậu môn qua bài viết dưới đây nhé.
Nứt kẽ hậu môn có các giai đoạn nào?
Bệnh lý nứt kẽ hậu môn thường bao gồm 2 giai đoạn chính, được phân loại dựa trên thời gian mắc bệnh và tình trạng bệnh. Đó là giai đoạn cấp tính và giai đoạn mãn tính.
Nứt kẽ hậu môn cấp.
Người bệnh được coi là mắc nứt kẽ hậu môn cấp khi thời gian phát hiện và điều trị không kéo dài quá 6 tuần. Những vết thương ở giai đoạn này thường nhẹ với vết nứt nhỏ, nông và có thể được điều trị triệt để.
Nứt kẽ hậu môn mãn tính.
Khi vết nứt ở hậu môn kéo dài trên 6 tuần và có biểu hiện nặng thêm, vết nứt ngày càng sâu và lan rộng hơn thì được xếp vào giai đoạn mãn tính. Ở giai đoạn này, người bệnh thường phải chịu đựng những cơn đau buốt khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, từ đó mà trở nên mệt mỏi kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Những triệu chứng của bệnh lý nứt kẽ hậu môn không thể bỏ qua.
Khi bạn có những dấu hiệu sau đây, rất có thể là bạn đang bị nứt kẽ hậu môn. Cùng tìm hiểu các triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này nhé!
- Có vết nứt dễ nhận thấy ở vùng hậu môn, xung quanh xuất hiện mảng da thừa và có thể có các khối u nhỏ, nhú hậu môn phì đại ở khu vực gần với vết nứt. Ngoài ra người bệnh cũng thường xuyên có cảm giác bị rách hậu môn.
- Có cảm giác đau sau khi đi vệ sinh, đặc biệt là khi đi nặng: người bệnh có thể cảm thấy đau nhói, đau rát xung quanh vùng hậu môn ngay sau khi đi đại tiện. Cảm giác đau có thể kéo dài trong vài giờ khiến người bệnh khó chịu và mệt mỏi.
- Xuất hiện tình trạng chảy máu khi đi đại tiện. Máu thường dính với phân khi đi nặng, thấm ra giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt xuống bồn cầu. Tuy nhiên khi đi ngoài thì thường ít chảy máu.
- Bị ngứa rát xung quanh vùng hậu môn kể cả khi không đi vệ sinh.
Nứt kẽ hậu môn và bệnh trĩ khác nhau như thế nào? Dấu hiệu phân biệt 2 bệnh lý này.
Với những triệu chứng trên thì rất nhiều người thường nhầm lẫn nứt kẽ hậu môn với bệnh trĩ bởi các dấu hiệu khá tương đồng. Sự thực đây là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau, người bệnh cần tránh nhầm lẫn để có được phương pháp điều trị đúng đắn và hiệu quả nhất.

Các dấu hiệu để phân biệt nứt kẽ hậu môn với trĩ có thể kể đến như:
- Cả hai bệnh lý đều có triệu chứng là đau nhức vùng hậu môn. Tuy nhiên cảm giác đau khi nứt kẽ hậu môn là do vết nứt ở vùng hậu môn, thường xuất hiện khi đi đại tiện phân cứng và kéo dài thậm chí cả ngày. Trong khi đó, bệnh trĩ gây ra đau nhức do các búi trĩ bị sa ra ngoài, các búi bị viêm, sưng tấy khiến người bệnh vừa cảm thấy đau vừa vướng víu, khó chịu.
- Người bệnh đều xuất hiện tình trạng vùng da ở hậu môn bị rách, bị tổn thương. Tuy nhiên khi nứt kẽ hậu môn thì lớp da thừa này có thể tự phân hủy, tiêu biến còn ở bệnh trĩ thì không.
- Người bệnh nứt kẽ hậu môn sẽ thấy xuất hiện các khối phì đại u nhú hậu môn. Đây là dấu hiệu đặc trưng riêng biệt của bệnh lý này, không xuất hiện ở bệnh trĩ.
- Người bệnh cũng có thể phân biệt bằng dấu hiệu nhìn thấy được: ở nứt kẽ hậu môn nhận thấy hình ảnh có vết nứt kẽ, lỗ hẹp xuất hiện. Trong khi đối với bệnh trĩ sẽ thấy có búi trĩ sa ra, lồi ra ngoài.

Các biện pháp phòng ngừa nứt kẽ hậu môn.
Nứt kẽ hậu môn là một bệnh lý hoàn toàn có thể phòng ngừa được nhờ chú ý thay đổi các thói quen ăn uống, lối sống sinh hoạt. Một số biện pháp phòng ngừa nứt kẽ hậu môn cơ bản mà ai cũng nên biết bao gồm:
- Nên tạo một thói quen đi đại tiện hàng ngày, theo một khung giờ cố định để tránh tình trạng táo bón, phải rặn nhiều khi đi nặng.
- Cần vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi đại tiện. Nên rửa sạch bằng nước sau đó lau khô bằng khăn giấy để đảm bảo vệ sinh. Cần tránh để hậu môn bị ẩm ướt trong một thời gian dài vì có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm hậu môn, từ đó gây ra tình trạng nứt kẽ hậu môn.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp để tiêu hóa tốt, tránh táo bón dài ngày. Cần ăn nhiều rau xanh nhiều chất xơ và các loại hoa quả, trái cây, tránh ăn quá nhiều các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ hoặc các loại đồ ăn cay nóng rất không tốt cho tiêu hóa. Đồng thời nên uống nhiều nước, cần đảm bảo uống đủ 2 lít nước/ ngày và bổ sung các loại nước ép trái cây, nước rau củ khác để dễ tiêu hóa, làm mềm phân thuận lợi cho việc đào thải.
- Khi mắc các bệnh như viêm hậu môn, viêm loét đại tràng cần điều trị kịp thời và triệt để, tránh để lâu ngày gây ra viêm loét nặng hơn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn.
Trên đây là các dấu hiệu nhận biết bệnh nứt kẽ hậu môn và các triệu chứng để phân biệt với bệnh trĩ. Nhận biết sớm tình trạng của bản thân đồng thời áp dụng các biện pháp phòng ngừa ngay từ ban đầu sẽ là cách để các bạn sớm tạm biệt được căn bệnh này đấy!